1. Vị trí: Trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai tọa lạc tại địa chỉ 53 phố Lê Chân, phường An Biên, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng, là một ngôi trường đóng vai trò quan trọng trong hệ thống giáo dục địa phương
2. Lịch sử hình thành: Trường được xây dựng năm 1927 với diện tích 3750 m2. Dấu ấn lịch sử đậm nét nhất là vào đêm 20 rạng ngày 21 tháng 10 năm 1946, chiến hạm Đuymông Đuyếcvin đưa Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đoàn Chính phủ Việt Nam cập bến Ngự - Cảng Hải Phòng sau một chuyến công tác dài trên đất Pháp. Tại đây, đồng bào Hải Phòng thay mặt nhân dân cả nước đón Bác và Bác cùng phái đoàn chính phủ lãnh đạo một số tỉnh thành phố bạn làm việc và nghỉ tại trụ sở Uỷ ban hành chính thành phố, nay là phòng học số 4, trường tiểu học Nguyễn Thị Minh Khai, thành phố Hải Phòng. Đây là lần đầu tiên Người đặt chân đến Hải Phòng và phòng học số 4 của trường đã vinh dự được đón Bác. Từ đó đến nay, phòng học số 4 đã trở thành địa chỉ đỏ để giáo dục lòng yêu nước và truyền thống cách mạng cho các thế hệ giáo viên và học sinh trường Nguyễn Thị Minh Khai. Ngày 28/01/2015, Phòng học số 4 đã được công nhận là Di tích Lịch sử cấp thành phố.
3. Nhân vật: Ngôi trường mang tên vị nữ anh hùng Liệt sĩ Nguyễn Thị Minh Khai. Nguyễn Thị Minh Khai (1910- 1941) là nhà cách mạng Việt Nam, một trong những người lãnh đạo Đảng Cộng sản Đông Dương trong giai đoạn 1930- 1940. Bà tên thật là Nguyễn Thị Vịnh, sinh năm 1910 tại xã Vĩnh Yên, thành phố Vinh, tỉnh Nghệ An. Năm 1927, bà tham gia hoạt động trong phong trào công nhân ở Vinh và tham gia thành lập Tân Việt Cách mạng Đảng, Ủy viên Ban chấp hành Đảng bộ. Năm 1930, bà gia nhập Đảng Cộng Sản Đông Dương, phụ trách tuyên truyền, huấn luyện đảng viên tại Trường Thi, Bến Thủy. Sau đó, bà sang Hương Cảng làm thư ký cho Nguyễn Ái Quốc ở văn phòng chi nhánh Đông phương bộ của Quốc tế Cộng Sản. Năm 1931, bà bị bắt tại Hương Cảng, bị kết án và giam ở đây. Năm 1934, bà ra tù và được Đông phương bộ Quốc tế Cộng sản cử làm đại biểu chính thức đi dự Đại hội VII Quốc tế Cộng Sản tại Moskava cùng với Lê Hồng Phong. Năm 1940, bà bị bắt ngay sau phiên họp của xứ ủy Nam Kỳ về phổ biến chủ trương khởi nghĩa và bị giam tại Khám Lớn Sài Gòn. Tuy vậy, bà vẫn liên lạc với bên ngoài và vẫn tiếp tục lãnh đạo phong trào đấu tranh. Khi còn trong nhà tù, bà có mấy câu thơ nói lên ý chí cách mạng của mình:
Vững chí bền gan ai hỡi ai!
Kiên tâm giữ dạ mới anh tài.
Thời cuộc đẩy đưa người chiến sĩ,
Con đường cách mạng vẫn chông gai.
Sau khi Khởi nghĩa Nam Kì thất bại, bà bị thực dân Pháp kết án tử hình và bị xử bắn tại Ngã ba Giồng, Hóc Môn ngày 26 tháng 8 năm 1941. Trước khi bị xử tử, bà đã khẳng khái lên án tội ác thực dân Pháp và hô to: "Đảng Cộng sản Việt Nam muôn năm!", thể hiện tinh thần bất khuất, kiên trung của bà.
4. Cấu trúc: Theo dòng thời gian gần một thể kỉ, ngôi trường được xây dựng theo kiến trúc châu Âu vẫn còn giữ được vẹn nguyên những nét cổ kính.
5. Giá trị, ý nghĩa: Đây cũng được coi là một trong những di tích lịch sử quan trọng của thành phố Hải Phòng. Nhân dịp kỉ niệm 90 năm ngày thành lập trường, Thủ tướng Chính phủ đã tặng bằng khen cho trường Nguyễn Thị Minh Khai vì những thành tích đã đạt được. Thành phố Hải Phòng cũng tặng bức trướng và bằng khen cho tập thể nhà trường và nhiều cá nhân xuất sắc khác. Ngày nay, trường Tiểu học Minh Khai không chỉ là nơi học tập mà còn là một cộng đồng học thuật, nơi giáo viên và học sinh tận hưởng không khí học đường tích cực và sáng tạo.
1. Location: Nguyen Thi Minh Khai Primary School is located at 53 Le Chan Street, An Bien Ward, Le Chan District, Hai Phong City, is a school that plays an important role in the local education system. direction
2. History: The school was built in 1927 with an area of 3750 m2. The boldest historical mark was on the night of October 20 and 21, 1946, the battleship Duymong Ducvin carrying President Ho Chi Minh and the Vietnamese Government delegation docked at Ngu - Hai Phong Port after a long business trip on land. France. Here, Hai Phong people, on behalf of the people of the country, welcomed Uncle Ho and the government delegation leading a number of provinces and cities where he worked and stayed at the headquarters of the City Administrative Committee, now classroom number 4. , Nguyen Thi Minh Khai primary school, Hai Phong city. This was the first time he set foot in Hai Phong and classroom number 4 of the school was honored to welcome him. Since then, classroom number 4 has become a red address to educate patriotism and revolutionary traditions for generations of teachers and students at Nguyen Thi Minh Khai school. On January 28, 2015, Classroom No. 4 was recognized as a city-level Historical Monument.
3. Character: The school is named after the heroine Martyr Nguyen Thi Minh Khai. Nguyen Thi Minh Khai (1910- 1941) was a Vietnamese revolutionary, one of the leaders of the Indochina Communist Party in the period 1930- 1940. Her real name is Nguyen Thi Vinh, born in 1910 in Vinh Yen commune, Vinh city, Nghe An province. In 1927, she participated in activities in the workers' movement in Vinh and participated in the founding of the Tan Viet Revolutionary Party, a member of the Party Executive Committee. In 1930, she joined the Indochina Communist Party, in charge of propaganda and training of party members at Truong Thi, Ben Thuy. After that, she went to Hong Kong to work as a secretary for Nguyen Ai Quoc at the Eastern branch office of the Communist International. In 1931, she was arrested in Hong Kong, convicted and imprisoned here. In 1934, she was released from prison and was sent by the Eastern Committee of the Communist International as an official delegate to attend the 7th Congress of the Communist International in Moscow with Le Hong Phong. In 1940, she was arrested right after a meeting of the Cochinchina Party Committee to disseminate the policy of insurrection and was detained in Saigon Prison. However, she still contacted the outside world and continued to lead the struggle movement. While still in prison, she had a few verses expressing her revolutionary will:
Be strong and courageous, oh my dear!
Persevere and keep your heart, you're talented.
Times push soldiers,
The revolutionary path is still thorny.
After the failure of the Southern Uprising, she was sentenced to death by the French colonialists and executed by firing squad at Giong Junction, Hoc Mon on August 26, 1941. Before being executed, she firmly condemned the crime. French colonialists and shouted: "Long live the Communist Party of Vietnam!", demonstrating her indomitable and steadfast spirit.
4. Structure: Over the course of nearly a century, the school was built according to European architecture and still retains its ancient features.
5. Value and significance: This is also considered one of the important historical relics of Hai Phong city. On the occasion of the school's 90th anniversary, the Prime Minister awarded a certificate of merit to Nguyen Thi Minh Khai school for its achievements. Hai Phong City also presented banners and certificates of merit to the school team and many other outstanding individuals. Today, Minh Khai Primary School is not only a place of learning but also an academic community, where teachers and students enjoy a positive and creative school atmosphere.