Cultural Heritage of Le Chan

Tính Đa Dạng và Phong Phú

Chúng tôi cung cấp một loạt các thông tin về di sản văn hóa của quận Lê Chân, bao gồm lịch sử, truyền thống, văn hóa dân gian, và nghệ thuật địa phương.

Giới Thiệu Về Văn Hóa Địa Phương

Trang web giới thiệu di sản văn hóa của quận Lê Chân là nơi bạn có thể khám phá những giá trị văn hóa độc đáo và sâu sắc của khu vực này.

Bảo Tồn và Phát Huy Di Sản

Chúng tôi cam kết bảo tồn và phát huy di sản văn hóa của quận Lê Chân, giúp lan tỏa và tôn vinh giá trị văn hóa đặc biệt của khu vực này.

Chúng tôi tự hào giới thiệu đến bạn một nguồn thông tin đầy đủ và sâu sắc về di sản văn hóa của quận Lê Chân thông qua trang web của chúng tôi. Trang web này là một nỗ lực chung của chúng tôi để tạo ra một điểm đến trực tuyến cho những người yêu thích và quan tâm đến văn hóa đặc biệt của khu vực này.

Chúng tôi hy vọng rằng trang web của chúng tôi sẽ trở thành một nguồn tài nguyên hữu ích và một điểm đến thú vị cho mọi người, từ cư dân địa phương đến du khách quốc tế. Đồng thời, chúng tôi cũng mong muốn góp phần trong việc bảo tồn và tôn vinh di sản văn hóa đặc biệt của quận Lê Chân.

Hãy cùng chúng tôi khám phá và trải nghiệm vẻ đẹp độc đáo của di sản văn hóa quận Lê Chân thông qua trang web của chúng tôi. Xin cảm ơn bạn đã ghé thăm và hãy liên hệ với chúng tôi nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc đóng góp nào. Chúng tôi luôn sẵn lòng lắng nghe và hỗ trợ bạn.
Quận Lê Chân là vùng đất có vị trí "Khai thiên lập địa" của nội đô thành phố Hải Phòng. Thuở ban đầu là ấp An Biên, tên Nôm làng Vẻn, thuộc huyện An Dương, phủ Kinh Môn, trấn Hải Dương. Làng An Biên - mảnh đất do Nữ tướng Lê Chân khai phá, khẩn hoang tạo dựng. Vùng đất gắn liền với tên tuổi, sự nghiệp của Nữ tướng Lê Chân, vị anh hùng có công lớn trong cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 sau Công nguyên. Nữ tướng Lê Chân sau khi hóa đã hiển Thánh trong lòng nhân dân, trở thành Phúc thần, Thành hoàng làng An Biên. Trải qua thời gian, Thánh mẫu Lê Chân luôn phù trợ cho quốc thái, dân an, được nhiều triều vua ban tặng sắc phong, gia tặng mỹ tự, với phẩm chất cao nhất "Thượng đẳng thần".

Thời phong kiến, vùng đất quận Lê Chân nằm trong vùng biên viên trấn Đông (tỉnh Đông, nay là tỉnh Hải Dương) của kinh thành Thăng Long. Trấn Đông là một trấn rất trọng yếu trong tứ trấn chính của thời đó. Khi Tổ quốc lâm nguy, những người dân nơi đây đã anh dũng, can trường, mưu trí, trực tiếp chiến đấu chống kẻ thù xâm lược mà tiêu biểu là 3 lần đánh tan quân Nguyên - Mông. Trong suốt giai đoạn lịch sử trên, trải qua lao động sản xuất, chiến đấu, xây dựng cuộc sống, người dân quận Lê Chân đã kiến tạo nên những giá trị văn hiến của địa phương, xuất hiện nhiều hiền tài là văn thần, võ tướng. Những tướng lĩnh cầm quân đánh giặc ngoại xâm bảo vệ đất nước, thời Trần có Vũ Chí Thắng, Vũ Nạp, Phạm Hữu Điều... thời Mạc có Phạm Tử Nghi, văn thần thời Lê Sơ có những bậc đại khoa, giúp triều đình xây dựng nền thịnh trị giang sơn như: Ngô Kim Húc, Đỗ Bảo Chân. Triều Mạc có Đặng Đức Thi... Đặc biệt trong số danh thần, võ tướng trên có Phạm Tử Nghi, người làng Vĩnh Niệm (nay là phường Vĩnh Niệm), một nhân vật được nhiều sử sách ghi chép. Ông được tôn kính truyền tụng rất thiêng liêng và sâu rộng trong dân gian. Qua hai ngàn năm kiến tạo và bảo vệ quê hương, đất nước, nhân dân Lê Chân đã phải đương đầu với bao khó khăn, gian khổ, hiểm nguy trước thiên nhiên khắc nghiệt và kẻ thù ngoại bang. Nhưng tinh thần cần cù, quả cảm, sáng tạo trong lao động sản xuất, kiên cường, anh dũng, bất khuất trong chiến đấu chống kẻ thù xâm lược từ thời Nữ tướng Lê Chân được rèn luyện, thử thách, tinh lọc qua thời gian đã trở thành truyền thống tốt đẹp, quý báu của nhân dân quận Lê Chân. Đồng hành cùng những chặng đường lịch sử của đất nước, nhân dân Lê Chân đã xây đắp, vun trồng nên giá trị những công trình kiến trúc tín ngưỡng tôn giáo, những di tích lịch sử, văn hóa như: đình, chùa, miếu, đền, nhà thờ, từ đường dòng họ... cùng những lễ hội cổ truyền, sinh hoạt văn hóa, phong tục tốt đẹp và những làng nghề truyền thống là những di sản văn hoá vô cùng giá trị. Theo thống kê chưa đầy đủ, hiện nay trên địa bàn quận Lê Chân có trên 50 di tích lịch sử văn hóa và di sản văn hóa phi vật thể. Những di sản văn hóa trên của quận Lê Chân lưu giữ sâu sắc dấu tích lịch sử văn hóa trải dài từ thời Nữ tướng Lê Chân đến thời đại Hồ Chí Minh. Trong đó có 10 Di tích lịch sử văn hóa quốc gia; 01 Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia; 10 Di tích lịch sử văn hóa cấp thành phố; 01 "Cây di sản Việt Nam".

Số liệu thống kê trên cho biết diện mạo di sản văn hóa quận Lê Chân có mật độ đậm nét trong cộng đồng dân cư, có số lượng lớn nhất trong các quận nội thành Hải Phòng. Di tích lịch sử văn hóa quận Lê Chân mang tính độc đáo, có tính đặc trưng, tiêu biểu, đại diện cho cả hệ thống di sản văn hóa của thành phố Hải Phòng và quốc gia như đình Hàng Kênh, Đền Nghè, Lễ hội truyền thống Nữ tướng Lê Chân, Di sản văn hóa phi vật thể Chợ Hàng, Trường Bonnal (Bình Chuẩn), nay là trường THPT Ngô Quyền... Những di sản văn hóa quý giá nêu trên đang được nhân dân quận Lê Chân gìn giữ, bảo tồn và phát huy. Hệ thống di sản văn hóa là niềm vinh dự, tự hào, một động lực, một tiềm năng to lớn tạo nên sức mạnh tinh thần để nhân dân quận Lê Chân vươn lên đạt những thành tựu, những đỉnh cao mới trong phát triển kinh tế, xây dựng đời sống văn hóa - xã hội hiện nay và tương lai.
s