1.  Vị trí: Chùa Dư Hàng, tên chữ là Phúc Lâm tự, có địa chỉ số 121 phố Chùa Hàng, phường Hồ Nam, quận Lê Chân, thành phố Hải Phòng.

2.  Lịch sử: Chùa Dư Hàng có từ thời Tiền Lê (980 - 1005). Theo tài liệu vẫn còn được lưu giữ tại chùa thì chùa được khởi dựng sau khi hình thành trang ấp Kênh Dương. Sau này, có  Ngài tướng quân Nguyễn Phúc Hiền - người tham gia trận Bạch Đằng năm 1288 chống quân Nguyên Mông xâm lược, sau khi về tu hành tại chùa đã được Phật Hoàng Trần Nhân Tông cho nhập thiền phái Trúc Lâm, sắc phong “ Tiên Công Quốc sư” và ban mũ áo cà sa.

3.  Cấu trúc: Từ đường phố đi vào ngõ lớn, đến chùa , gặp đầu tiên là Tam quan ngoại, đi qua khoảng sân nhỏ sẽ tới Tam quan nội. Qua tam quan, theo triết lý nhà Phật, con người vào đất Phật sẽ trút hết những phiền muộn, vui buồn, đau khổ để tính tâm hướng tới Phật đài. Từ Tam quan nội qua sân rộng được lát gạch đất nung đỏ là đến tòa Phật điện. Ngoài sân, trước Phật điện bày nhang án lớn bằng đá, phía sau là đỉnh hương đồng, hai bên có hạc đứng trên rùa chầu vào được tạo tác khá đẹp. Tiếp sau là tượng Phật Bà đứng trên tòa sen, mặc xiêm y pháp chùng, cổ đeo dây anh lạc, tay trái cầm bình nước cam lồ, mắt nhìn xuống với thần thái an nhiên, tự tại. Sau đó là Phật điện -  một công trình kiến trúc chữ đinh, với bảy gian Tiền điện và sáu gian Hậu điện. Trước Phật điện hai bên sân chùa là nhà vong, nhà tổ. Đây đều là các công trình kiến trúc cổ được xây dựng cuối thế kỉ XIX, đầu XX. Hiện chùa còn lưu giữ được nhiều đồ thờ tự, thanh khí là di vật, cổ vật như: câu đối, đại tự, chuông, khánh, cửa võng, tượng Phật mộc bản kinh Phật..., trong đó có bức cửa võng tạo tác có phần hộp hình lớn, bên trong chạm tích truyện Đường Tăng đi thỉnh kinh nước Tây Trúc.

4.   Giá trị: Chùa Dư Hàng còn là địa chỉ lưu dấu nhiều sự kiện lịch sử có giá trị về tinh thần yêu nước, cách mạng, kháng chiến của nhân dân Hải Phòng. Tại chùa đã từng  diễn ra sự kiện quan trọng, gắn liền với phong trào đấu tranh yêu nước, đòi quyền dân sinh, dân chủ : làm lễ truy điệu nhà yêu nước Phan Chu Trinh, là địa điểm tổ chức "Tuần lễ vàng”, là nơi các đoàn thể quần chúng cách mạng họp bàn việc đón tiếp Chủ tịch Hồ Chí Minh trên đường từ Pháp trở về nước, ghé thăm đồng bào, chiến sĩ Hải Phòng. Năm 1986, chùa  được xếp hạng Di tích kiến trúc nghệ thuật Quốc gia. Hiện nay, chùa Dư Hàng đã và đang là địa điểm tham quan, chiêm bái rất hấp dẫn của nhân dân trong và ngoài nước.

1. Location: Du Hang Pagoda, the literal name is Phuc Lam Tu, with address 121 Chua Hang Street, Ho Nam Ward, Le Chan District, Hai Phong City.

2. History: Du Hang Pagoda dates back to the Early Le Dynasty (980 - 1005). According to documents still kept at the pagoda, the pagoda was built after the formation of Kenh Duong hamlet. Later, there was General Nguyen Phuc Hien - who participated in the Bach Dang battle in 1288 against the invading Mongol army. After returning to practice at the pagoda, Buddha Emperor Tran Nhan Tong allowed him to enter the Truc Lam Zen sect and was ordained " National Teacher Tien Cong” and gave him a hat and robe.

3. Structure: From the street, go into the big alley, go to the pagoda, the first thing you see is the External Tam Quan, go through the small yard to reach the Internal Tam Quan. Through the three gates, according to Buddhist philosophy, people entering the Buddha's land will pour out all their worries, joys, sorrows, and sufferings to calculate their mind towards the Buddha platform. From the Tam Quan inner gate, through the large yard paved with red terracotta tiles, you will reach the Buddha hall. Outside the yard, in front of the Buddha hall is a large stone incense burner, behind is a bronze incense burner, on both sides there are cranes standing on turtles flanking them, beautifully crafted. Next is the statue of Lady Buddha standing on a lotus throne, wearing loose robes, wearing a pendant around her neck, holding a vase of nectar in her left hand, looking down with a peaceful and carefree demeanor. Next is the Buddha Hall - a nail-shaped architectural work, with seven front halls and six back halls. In front of the Buddha hall, on both sides of the temple yard are the deceased's house and the ancestors' house. These are all ancient architectural works built in the late 19th and early 20th centuries. Currently, the pagoda still preserves many worship objects, relics and antiques such as: parallel sentences, great characters, bells, openings, hammock doors, wooden Buddha statues, Buddhist scriptures..., including a hammock door. The artifact has a large shaped box, inside is carved the story of Tang Tang's visit to the country of Tay Truc.

4. Value: Du Hang Pagoda is also an address that preserves many valuable historical events about the spirit of patriotism, revolution, and resistance of the people of Hai Phong. At the pagoda, an important event took place, associated with the patriotic movement, demanding people's rights and democracy: a memorial service for patriot Phan Chu Trinh, and was the venue for the "Golden Week" , is where revolutionary mass organizations met to discuss welcoming President Ho Chi Minh on his way back from France and visiting Hai Phong compatriots and soldiers. In 1986, the pagoda was ranked as an architectural and artistic relic. Currently, Du Hang Pagoda has been a very attractive place to visit and worship for people at home and abroad.