1. Vị trí: Chùa An Biên hay còn gọi là chùa Vẻn, một trong những ngôi chùa lâu đời và linh thiêng ở Hải Phòng. Chùa toạ lạc trên một trong những con phố sầm uất vào bậc nhất tại địa chỉ số 244 Tô Hiệu, phường Trại Cau, quận Lê Chân, Thành phố Hải Phòng. 

2. Lịch sử hình thành: Chùa là một trong bốn thánh tích có niên đại cổ nhất, sớm nhất của trang An Biên xưa, nay là Thành phố Hải Phòng. Đó là quần thể di tích gồm: An Biên Cổ Tự (chùa Vẻn) - An Biên Cổ Miếu (đền Nghè) - Đình An Biên - Đền Chúa Vũ Quận Bạch Hoa (đền Chúa Ngũ Phương). Chùa Vẻn được xây dựng được ngót 2000 năm, dưới triều vua Lý Thái Tổ, gắn liền với vị thế vững mạnh của Phật giáo tại vùng đất này từ thời kỳ Trần - Lý. Trước đây, chùa nằm trên nền đất của Nhà hát trung tâm thành phố. Trải qua bao thăng trầm biến thiên của lịch sử, năm 1900 chùa được di dời xuống địa chỉ ngày nay để nhượng lại cho việc xây dựng khu hành chính của thưc dân Pháp.

3. Nhân vật: Chùa từng là nơi tu hành của bậc thầy Vẻn Lạc. Vị thầy này được biết đến là một người có tu tâm cao đẹp, từng phát triển và lan tỏa Phật giáo trong khu vực. Công lao của ông đã góp phần lớn vào việc khẳng định và phát triển Phật giáo ở Hải Phòng. Chùa gắn liền với những cư dân sớm nhất của mảnh đất “Hải tần phòng thủ”, đây là một trong những thánh tích cổ nhất của trang ấp An Biên xưa vừa là nơi thờ Phật, vừa là nơi thờ nữ tướng Lê Chân - người được coi như Thánh Mẫu trong tâm tưởng người dân thành phố Cảng. 

4. Kiến trúc: Những nét kiến trúc của Chùa Vẻn phản ánh rõ sự hòa quyện giữa nét truyền thống và nét hiện đại. Chùa được xây dựng trên diện tích rộng lớn, bao gồm nhiều công trình như tòa tháp chính, tượng Phật, nhà lễ tân và khu vực linh thiêng khác. Mỗi công trình đều mang một nét đặc trưng, từ kiến trúc chính trịnh lãm đến những chi tiết tinh xảo trên tượng Phật. Nét đặc sắc của chùa Vẻn là tất cả các chi tiết gỗ ở trong chùa như cửa, cột và các bức tượng Phật đều là gỗ mộc không sơn son, thiếp vàng.

5. Vai trò, giá trị:  Chùa Vẻn không chỉ là nơi thờ phụng mà còn là điểm đến tâm linh quan trọng, thu hút nhiều phật tử và du khách tới viếng thăm hàng năm. Đồng thời, nó cũng là biểu tượng của sự kết nối văn hóa và tinh thần đoàn kết của cộng đồng dân cư địa phương. Đây là ngôi chùa duy nhất tại Hải Phòng theo dòng tu Mật Tông vẫn lưu giữ được nghi thức treo dải lụa đỏ trì trú cầu an duyên đầu xuân. Trải qua bao thăng trầm, biến thiên của lịch sử, chùa Vẻn vẫn lưu giữ được những giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc đặc sắc, là một ngôi chùa độc đáo tại Hải Phòng. 

1. Location: An Bien Pagoda, also known as Ven Pagoda, one of the oldest and sacred pagodas in Hai Phong. The pagoda is located on one of the busiest streets at 244 To Hieu, Trai Cau Ward, Le Chan District, Hai Phong City.

2. History of formation: The pagoda is one of the four oldest and earliest relics of the ancient An Bien site, now Hai Phong City. It is a complex of relics including: An Bien Co Tu (Ven pagoda) - An Bien Co Mieu (Nghe temple) - An Bien communal house - Lord Vu Temple in Bach Hoa District (Ngu Phuong Lord temple). Ven Pagoda was built nearly 2000 years ago, during the reign of King Ly Thai To, associated with the strong position of Buddhism in this land since the Tran - Ly period. Previously, the pagoda was located on the ground of the city's Central Theater. Through many ups and downs of history, in 1900 the pagoda was moved to its present address to be ceded to the construction of an administrative area by the French colonists.

3. Character: The pagoda was once the place of practice for master Ven Lac. This teacher is known as a person with a noble mind who developed and spread Buddhism in the area. His contributions have greatly contributed to affirming and developing Buddhism in Hai Phong. The pagoda is associated with the earliest residents of the land of "Defensive Hai Tan", this is one of the oldest relics of the ancient An Bien hamlet, both a place to worship Buddha and a place to worship the female general Le Chan - who considered the Holy Mother in the minds of the people of the Port city.

4. Architecture: The architectural features of Ven Pagoda clearly reflect the blend of traditional and modern features. The pagoda was built on a large area, including many structures such as the main tower, Buddha statue, reception house and other sacred areas. Each project has a unique feature, from the formal architecture to the exquisite details on the Buddha statue. The unique feature of Ven Pagoda is that all wooden details in the pagoda such as doors, columns and Buddha statues are all unpainted, gilded wood.

5. Role and value: Ven Pagoda is not only a place of worship but also an important spiritual destination, attracting many Buddhists and tourists to visit every year. At the same time, it is also a symbol of cultural connection and solidarity of the local community. This is the only temple in Hai Phong following the Tantric monastic order that still retains the ritual of hanging red silk ribbons to pray for peace in early spring. Through many ups and downs and changes in history, Ven Pagoda still retains its unique historical, cultural and architectural values, making it a unique pagoda in Hai Phong.